skip to Main Content
Menu

10 KỸ NĂNG SỐNG TRẺ CẦN HỌC TRƯỚC 10 TUỔI

1-Nấu ăn đơn giản:
Việc này thực ra không hề khó. Từ khi con còn nhỏ, phụ huynh có thể rủ con cùng nấu nướng, giao việc đơn giản như đổ sữa chua ra bát, bỏ thêm trái cây cắt sẵn vào. Quan trọng, họ cần giữ bình tĩnh khi con vụng về. Khi con đủ 5 tuổi, cha mẹ nên hướng dẫn con làm sandwich đơn giản, dạy con dùng lò nướng khi lên 7. Như vậy, trước 10 tuổi, trẻ có thể dùng bếp nấu ăn dưới sự giám sát của người lớn.
2-Dùng mạng internet một cách thông minh:
Trong thời kỳ trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị công nghệ từ nhở, phụ huynh nhất định phải hướng dẫn con về an toàn trên mạng. Ngay khi con bắt đầu tiếp cận công nghệ, bố mẹ cần dạy con một số nguyên tắc cơ bản như đặt mật khẩu cẩn thận và giữ bí mật; chỉ nói chuyện trên mạng với người quen ngoài đời, không cung cấp thông tin cá nhân như sinh nhật, địa chỉ nhà, số điện thoại; tử tế với người khác; xin phép bố mẹ khi tải gì xuống hay nhấp chuột vào cửa sổ tự động bật lên. Quan trọng hơn, phụ huynh nên làm trẻ tin tưởng con có thể tìm đến bố mẹ khi gặp bất cứ vấn đề gì.
3-Giặt quần áo:
Nhiều thanh thiếu niên bước vào đại học mà vẫn chưa biết giặt quần áo cho chính mình. Bố mẹ không nên để con rơi vào tình trạng như vậy. Họ cần dạy con giặt quần áo từ khi 6 tuổi.
4-Gieo hạt, trồng cây:
Nhiều trẻ mầm non học gieo hạt ở trường nhưng không biết chuyển cây con ra vườn. Bố mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn con cách trồng cây, chú ý các chi tiết nhỏ để cây sống và phát triển khỏe mạnh từ khi con mới 6 hoặc 7 tuổi.
5-Viết thư:
Viết thư không còn quá phổ biến nhưng theo Parents, đây vẫn là kỹ năng trẻ nên học. Trẻ nhỏ tuổi có thể viết ghi chú, thêm hình vẽ để gửi người trong nhà. Trẻ lớn tuổi hơn có thể tự viết thư riêng, gửi đến địa chỉ khác. Trước khi con lên 10, bố mẹ thậm chí có thể dạy con cách viết thư với đủ 5 phần (ngày tháng, mở đầu thư, phần nội dung, kết thư, ký tên).
6-Giúp đỡ người bị ngạt thở:
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, trẻ 9 tuổi có thể học hô hấp nhân tạo. Vì thế, bố mẹ nên hướng dẫn con cách hỗ trợ khi gặp người bị ngạt thở bằng cách động tác đơn giản, dễ học.
7-Xử lý vết thương:
Trước tiên, bố mẹ cần tránh phản ứng thái quá khi thấy con bị thương để không làm trẻ sợ máu. Tiếp đến, họ từng bước hướng dẫn con cách xử lý khi bị thương. Kỹ năng này rất quan trọng vì không phải lúc nào, người lớn cũng bên cạnh để hỗ trợ trẻ.
8-Nắm bắt phương hướng:
Kỹ năng này rất quan trọng, kể cả khi trong thời đại công nghệ, ứng dụng bản đồ có trên điện thoại hướng dẫn đường đi rất chi tiết. Để dạy con nắm bắt phương hướng, phụ huynh có thể cho con chơi trò truy tìm kho báu, tìm hiểu địa lý, nhờ con dẫn đường ở sở thú, bảo tàng.
9-So sánh khi mua sắm:
Mọi người cần học cách trở thành khách hàng thông minh từ nhỏ. Dạy con so sánh khi mua sắm không khó. Phụ huynh chỉ cần kiên nhẫn giải thích, so sánh cụ thể việc mua hàng ở đây và chỗ khác chênh lệch giá như thế nào, trò chuyện về những thứ con muốn mua nhưng không nên mua vì thiếu phù hợp. Thỉnh thoảng, phụ huynh nên để con trả tiền để học cách quản lý và tự giác tiết kiệm. Ngoài ra, bố mẹ có thể thử thách con chọn nhãn hàng có giá rẻ nhất trong siêu thị.
10-Gói quà:
Trẻ thường thích tặng quà và việc để trẻ tự gói quà sẽ tăng độ hứng thú. Trẻ chưa đi học cũng có thể hỗ trợ cắt giấy, dán băng dính. Học sinh mẫu giáo bắt đầu học thêm những việc khác như gỡ nhãn ghi giá, tìm hộp có kích thước phù hợp, bọc giấy gói quà cẩn thận. Việc này không chỉ rèn luyện sự khéo léo cho đôi tay, mà còn giúp con học về lòng biết ơn, biết quan tâm người khác.
Nguồn: sưu tầm
________________
Để được tư vấn và phục vụ tốt nhất, vui lòng truy cập tại www.daiichithanhxuan2.com, hoặc Facebook Fanpage “Dai-ichi Life Thanh Xuân 2”.
Back To Top
Search
Đăng ký tư vấn